Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ
| Hotline hỗ trợ khách hàng: 0908874274
Cách Hàn Nhôm Tại Nhà Đơn Giản Và Dễ Dàng Đúng Kĩ Thuật 100%

Hướng dẫn cách hàn nhôm tại nhà đúng kĩ thuật 100% cho các bạn đang học nghề và chuẩn bị muốn bước vào nghề. Kĩ thuật hàn nhôm không đúng quy cách rất dễ làm vật liệu bị biến khi quá thừa nhiệt. Nhôm là vật liệu rất dễ bị tan chảy so với các vật liệu kim loại khác. Để không dẫn đến các vấn đề biến dang trong khi hàn nhôm thì bạn cần phải lưu ý những vấn đề nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn cách hàn nhôm dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất.

Cách hàn tig nhôm

Lưu ý khi hàn tig nhôm

Để hàn được máy hàn tig đạt được hiệu quả và năng suất cao bạn cần phải nắm rõ những quy trình và đặc trưng của chất liệu nhôm.

Chọn điện cực và loại khí

Khi hàn nhôm bằng máy hàn tig hoặc các loại chất liệu hợp kim nhôm Margie, điện cực Vonfram thường có đầu tròn và đầu nhọn được dùng cho loại hàn thép Carbon, thép không gỉ. Việc chọn điện cực sau khi được hoàn tất cần được tiến hành lắp điện cực vào mỏ hàn, đặc biệt lưu ý đầu điện cực phải thừa ra một đoạn khoảng 3.2mm.

Việc hàn nhôm bằng máy hàn tig còn cần phải đặc biệt lưu ý đến khí bảo vệ, loại khí được sử dụng phổ biến khi hàn nhôm chính là Argon. Loại khí này có đặc trưng bởi tính làm sạch và có khả năng thâm nhập tốt. Còn đối với loại hợp kim nhôm thì loại khí bảo vệ cần sử dụng là hỗn hợp của khí Argon và heli để làm giảm thiểu sự hình thành của oxit Magie.

Nhiệt độ hàn

Quá trình gia nhiệt vật hàn giúp tránh cho mối hàn bị nứt. Nhiệt độ để nung nóng vật hàn không vượt quá ngưỡng 230 độ F. Nên dùng nhiệt kế để chủ động quản lí được mức nhiệt và chủ động duy trì nhiệt độ. Khi hàn các chi tiết dày mỏng khác nhau với nhau, bạn cần nung nóng các chi tiết dày trước.

Mồi hồ quang

Khi ta hàn, đầu tiên cho que hàn tiếp xúc với vật hàn để sinh ra chập mạch. Do điện trở tiếp xúc và dòng điện chập mạch sinh ra nhiệt độ cao, làm cho điểm tiếp xúc giữa 2 cực điện lên đến trạng thái nóng chảy sau đó nhanh chóng nâng ngay que hàn lên cách vật hàn một khoảng cách nhất định, lúc này không khí giữa đầu que hàn với vật hàn biến thành thể khí dẫn điện, sinh ra nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh hiện tượng này gọi là hồ quang.

Bạn nên đặc biệt lưu ý cần mồi hồ quang ở những điểm gần điểm bắt đầu của đường hàn, cho đến khi đường có xuất hiện một vũng kim loại nóng chảy ra và có kích thước nhất định, tiếp đó mới tiến hành dịch chuyển mỏ hàn tiếp tục đi hết đường hàn.

Sẽ có 2 phương pháp mồi hồ quang: Mồi hồ quang mổ thẳng đây là kĩ thuật của những người có kinh nghiệm lành nghề. Và mồi hồ quang bằng phương pháp ma sát kĩ thuật này làm dễ dàng hơn cho những người mới học chưa có kinh nghiệm.

Lựa chọn dây hàn tig phù hợp

Tùy thuộc vào vật liệu nhôm mình hàn dày hay mỏng để lựa chọn dây hàn phù hợp. Nếu hàn vật liệu nhôm mỏng thì bạn nên dùng loại dây 0.8mm để hàn là tối ưu nhất. Nếu vật liệu dày thì nên sử dụng loại dây to hơn để tiết kiệm và đạt năng suất cao hơn.

Lựa chọn nguồn hàn

Khi chọn thiết bị hàn cho ứng dụng hàn nhôm trong khí bảo vệ, điều đầu tiên là lựa chọn phương pháp dịch chuyển hồ quang phun hoặc xung. Máy hàn có chế độ dòng hàn không đổi (CC) và điện áp hàn không đổi (CV) được dùng cho hàn hồ quang phun. Với chi tiết nhôm dày, đòi hỏi dòng hàn ở mức hơn 350A, chế độ CC cho kết quả tốt nhất.

Sử dụng góc độ mỏ hàn như thế nào cho hợp lí

Phương pháp hàn trái ( Mỏ hàn nghiêng về phía trước ): áp dụng khi hàn chi tiết mỏng hoặc lấp khe hở để hạn chế sự cháy thủng của vật hàn. Ngoài ra, phương pháp này giúp người thợ dễ quan sát và di chuyển trong quá trình hàn.

Phương pháp hàn phải ( Mỏ hàn nghiêng về phía sau ): được ứng dụng khi hàn chi tiết có chiều dầy lớn để đảm bảo độ ngấu sâu.

Góc độ mỏ hàn tùy thuộc vào đường hàn và không gian của bạn.

Chuẩn bị đồ bảo hộ trước khi hàn

Để hàn được hiệu quả và chất lượng thì bạn cũng phải chú trọng đến an toàn và sức khỏe của bạn. Bạn hãy sử dụng những đồ bảo hộ như:

  1. Mũ bảo hộ, Mặt nạ hàn, hoặc Kính hàn.
  2. Khẩu trang, Mặt nạ phòng độc.
  3. Quần áo chịu nhiệt, Yếm chịu nhiệt.
  4. Chụp tai chống ồn, nút tai.
  5. Găng tay da hàn, giày bảo hộ.